Miếu Ông Bổn hay còn gọi là Phước An Miếu tọa lạc tại khu phố 7, phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một. Hằng năm, lễ hội miếu Ông Bổn được tổ chức luân phiên nhau tại mỗi miếu. Mỗi năm có 2 kì cúng: Mùa xuân ngày 2 tháng Giêng âm lịch và mùa thu ngày 4 tháng 7 âm lịch. Mặc dù là lễ hội văn hóa đặc sắc của tỉnh Bình Dương. Thế nhưng lễ hội miếu Ông Bổn Bình Dương có tầm ảnh hưởng không lớn như lễ hội chùa Bà Thiên Hậu. Một phần vì Ông Bổn gắn liền với những người làm nghề lò chén, miếu lập ra để thờ các vị thánh nhân phù hộ nghề nghiệp cho họ.
Nguồn gốc miếu Ông Bổn
Ông Bổn có nghĩa là là “Ông tổ”, “Bổn” có nghĩa là gốc. Và theo quan niệm của đa số người Hoa thì Ông Bổn chính là “Phước Đức Chánh Thần”. Tuy nhiên, mỗi bang của người Hoa lại có một quan niệm tín ngưỡng Ông Bổn khác nhau. Và hiện nay ở Bình Dương có đến 5 ngôi miếu thờ Ông Bổn. Kể đến như là: miếu Ông Bổn Chánh Nghĩa (Phước An Miếu), miếu Ông Bổn Bà Lụa, miếu Ông Bổn chợ Búng, miếu Ông Bổn Lái Thiêu và miếu Ông Bổn Tân Phước Khánh (Tân Phước Khánh Nghĩa Đường) của họ Lý, họ Vương Phúc Kiến.
Nghi thức lễ hội miếu Ông Bổn Bình Dương
Đây là lễ hội gắn liền với nghề nghiệp của người Hoa làm nghề gốm sứ. Không lọng trọng cũng như quy mô lớn như lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu. Nên khi tham gia lễ hội bạn sẽ cảm nhận được sự tri ân, biết ơn thánh nhân, nhớ về cội nguồn và mang ý nghĩa mong tiền nhân phù hộ nghề nghiệp.
Theo tục lệ tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa, các vị thần Huyền Thiên Thượng Đế, Quan Âm Bồ Tát, Na Tra Thái Tử và Nam Triều Đại Đế vốn không được thờ cố định ở một địa phương mà tại các miếu thờ được luân phiên rước về thờ trong một năm ở Tp. Thủ Dầu Một, Búng, Lái Thiêu hay Tân Phước Khánh.
Do vậy, lễ hội miếu Ông Bổn Bình Dương hàng năm được tổ chức luân phiên ở các miếu thờ diễn ra từ ngày 24/2 đến 26/2 âm lịch. Nghĩa là tại mỗi miếu thờ ông Bổn họ Vương cách bốn năm sẽ lặp lại lễ hội một lần. Lễ hội gồm các nghi thức cúng tế theo Đạo giáo, sau là lễ rước kiệu các vị thần, kéo dài suốt đêm với hàng chục cây số bao quanh khu vực dân cư với không khí tưng bừng, náo nhiệt.
Lễ hội Phước An Miếu
Riêng họ Lý có một ngôi miếu thờ Ông Bổn là Phước An Miếu ở Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, xây dựng năm 1980. Miếu này do họ Lý xây dựng, ngoài thờ Ông tổ họ Lý, còn là từ đường họ Lý.
Lễ hội Phước An miếu diễn ra trong các ngày từ 11 đến rạng sáng ngày 14 tháng 8 âm lịch, ba năm tổ chức lễ lớn một lần, có đoàn hát. Những năm còn lại chỉ làm lễ cúng không mời đoàn hát, chỉ diễn ra trong một ngày. Chính lễ là ngày 12 tháng 8 âm lịch.
Sau các nghi thức cúng tế là lễ rước kiệu các vị thần, kéo dài suốt đêm với hàng chục cây số bao quanh khu vực dân cư. Đặc biệt có sự góp mặt của đoàn múa lân sư rồng, múa cù, hát Hồ Quảng rất vui nhộn và hoành tráng. Thu hút đông đảo người xem và hưởng ứng lễ hội văn hóa tâm linh đặc sắc của tỉnh Bình Dương.
Nguồn: Tổng hợp
Để lại một bình luận