Giò thủ tai heo còn gọi là giò xào, dễ ăn, dễ bảo quản. Là món ăn đơn giản trong ngày thường lẫn ngày Tết. Thấu hiểu được nhu cầu mọi người ai cũng muốn thưởng thức nhưng ngại đi chợ mua. Thì hôm nay Ăn sập Bình Dương sẽ hướng dẫn cách làm giò thủ miền Nam dai giòn thơm ngon. Vẫn còn giữ được độ ngọt của thịt, không bị đen khô đặc biệt theo bí quyết của Cô Ba Bình Dương. Nào cùng tìm hiểu cách làm giò thủ ngày Tết này của cô ngay bây giờ nhé.
Nguyên vật liệu làm món giò thủ giòn dai
- 1.2kg lỗ tai heo, mũi heo + 0.4kg lưỡi heo = 1.6kg
- 1m cafe Đường muối, hạt nêm, bột ngọt
- Tiêu hạt
- Khuông hoặc lá chuối + dây cột
Cách làm giò thủ tai heo miền Nam
Bởi vì là công thức làm giò thủ miền Nam nên sẽ không ăn quá ngọt như miền Bắc. Chính vì vậy tùy theo khẩu vị của mỗi người mà thêm hoặc bớt lượng muối, đường sao cho phù hợp.
Sơ chế lỗ tai và mũi heo
Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị sơ chế lỗ tai và mũi heo trước. Bằng công thức: Nước + thau 1m canh muối + 2m canh giấm + mũi, lỗ tai heo. Cho vào thau ngâm 20p >> Sau đó, tiến hành cạo phần da heo (nếu còn dơ) sao cho sạch.
Lưỡi heo trụng nước sôi và cạo sạch phần trắng bong ra. Lúc này hành tỏi bạn đập giã nhỏ lấy nước và bỏ xác.
Còn phần nấm mèo, bạn thực hiện ngâm nấm cho nở ra. Sau đó bỏ gốc rửa sách và cắt sợi to cùng với công thức: Uớp 1 thìa cafe đường, 1 thìa cafe hạt nêm, 1 ít nc hành tỏi cho thấm.
Sau đó tiến hành ướp 1 thìa cafe muối + ít nước luộc lỗ tai, mũi heo (ngay khi nc lạnh) để cho 2 phần này cho chín từ từ. Nhớ là luộc chug vs 1 củ hành tây vs 2m gừng đập dập để loại bỏ mùi hôi của heo nhé.
Khi nước sôi, vớt mũi heo cạo sạch rồi luộc tiếp, lúc này bạn luộc 15p thôi. Sau đó, cho lưỡi heo vào sau 10p và luộc chỉ trog 5p. Vớt ra cho ngay vào nc đá để giòn. Tất cả lỗ tai, mũi heo và lưỡi heo bạn để đến khi ráo nước và xắt miếng vừa phải (không dày cũng không mỏng). Sau khi cắt xong là đến giai đoạn ướp gia vị giò thủ miền Nam giòn dai ngày Tết.
Cách ướp gia vị giò thủ miền Nam
- 1.2kg tai, mũi heo + 0.4kg lưỡi heo
- 25g đường
- 10g muối
- 20g hạt nêm
- 5g bột ngọt
- 25g nước mắm
- 25g nước hành tỏi
- 30g tiêu hạt rang
- 15g nấm mèo khô
Trộn đều tất cả nguyên vật liệu trên cho thấm. Sau đó bắc chảo cho vào 1 ít dầu + tỏi phi + thịt vào đảo đều (lửa lớn). Đảo đến khi nào thịt ra mỡ thì bạn giảm lửa vừa đảo 15p. Cho nấm mèo vào sau cùng, đảo thêm 5p cho chính rồi tắt bếp và rải vài hạt vô cho thơm.
Chuẩn bị khuôn ép hoặc lá chuối để quấn giò thủ
- Cách làm giò thủ bằng khuôn ép: Bạn lấy lá chuối lót khuôn (màng bọc ni lông). Sau đó cho thịt vào từng lớp (mỗi lớp rắc tiêu hạt vô) rồi lấy miếng chặn ép lại từ từ cho cây giò thủ được chắc. Nửa tiếng sau ép thêm 1 lần nữa để cây giò thủ được chặt và giòn dai, bám dính thịt hơn.
- Cách làm giò thủ bằng lá chuối: Bạn dùng bao niloong bỏ thịt vào cuộn chặt. Nhớ dùng tăm chọc thủng bọc nilong thịt để khí thoát ra ngoài dễ nén hơn. Sau đó cuộn chung với lá chuối rồi dùng dây cột bọc lại cây giò thủ.
- Cuối cùng, chờ chả nguội và bỏ cây giò thủ vào ngăn mát 4h là chúng ta sẽ ăn được nhé.
Những lưu ý khi bảo quản giò thủ miền Nam được lâu trong ngày Tết
Ngày Tết chúng ta hay mời khách món giò thủ nên tần suất đem ra, cất vào tủ lạnh khá linh động. Chính vì vậy để bảo quản giò thủ được lâu trong những ngày trọng đại này. Bạn cũng nên lưu ý những điều sau để tránh “bất cẩn” trước mặt quan khách.
- Chỉ nên bảo quản giò thủ ngon nhất trong khoảng 5-7 ngày. Nếu bạn thấy cây giò thủ hơi ướt (nhớt) thì không nên dùng bởi vì giò thủ đã có dấu hiệu bị thiu.
- Còn bảo quản ngăn đông, cây giò thủ của bạn có thể được bảo quản được trong 10-20 ngày. Lưu ý giò đông khi đem ra sử dụng nên rã đông trước khi ăn (Nhiệt độ phòng 4h hoặc ngăn mát 8h).
- Tai heo to thường là heo già, sụn cứng. Do đó, để món giò thủ ngon có độ giòn vừa phải, bạn nên chọn tai heo cỡ vừa.
- Mỗi khi lấy giò chả ra cắt hay ăn thì bạn nên gói bọc kĩ lưỡng lại bằng màng bọc thực phẩm. Vì để hở sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn bên trong tủ lạnh xâm nhập. Điều này sẽ khiến giò thủ ngày Tết nhanh hỏng hơn.
- Sau khi sử dụng, bạn cũng có thể cất giò thủ còn lại vào ngăn mát (tốt nhất trước 1h). Việc này sẽ giúp giò thủ, dai giòn và sử dụng tốt.
Trên đây là công thức, cách làm giò thủ miền Nam đảm bảo giòn dai, thơm ngon cho ngày Tết. Mong rằng sẽ giúp các bạn có món giò thủ miền Nam ngon trong khoảng thời gian sắp đến để mời khách. Chúc các bạn thành công!!!
Nguồn: Cô Ba Bình Dương
Trả lời