Bài viết tổng hợp quá trình hình thành cũng như trích đoạn lịch sử địa danh chợ Búng từ thời xa xưa. Dẫn đến hiện đại ngày nay đã có những thay đổi gì, mang điểm đặc sắc nào. Nhằm giúp du khách hiểu hơn về chợ Búng (Thuận An).
1. Tại sao gọi là chợ búng?
Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu. Chợ: vị trí tập hợp nhiều người do nhu cầu mua và bán tụ tập vào những thời gian nhất định. Chợ thường mang tên địa phương, có khi tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thầu thuế chợ như chợ Lái Thiêu).Một cách lý giải khác (chỉ là một giả thuyết): Có một ông thương lái đã tự thiêu (nên gọi là Lái Thiêu). Theo loại hàng được mua bán nhiều nhất (chợ Bún) nhưng do phát âm Nam bộ thành chữ Búng.
2. Lịch sử chợ búng
Theo tài liệu “Lịch sử và truyền thống xã An Thạnh” nói đến vùng đất An Thạnh cho biết địa hình xã An Thạnh gồm vùng đất bưng và vùng đất thịt đen nặng sình lầy.
Chợ Búng trước kia
Mặt khác, vị thế địa hình vùng đất Búng khi xưa được miêu tả: “Đường số 13 cắt ngang qua An Thạnh, chia xã làm hai vùng khác nhau: vùng gò và vùng bưng. Vùng gò trải dài một số đồi thấp, trên phủ đậm màu xanh của các luống rẫy, tre, trúc, cây nhiều bóng mát.Vùng bưng có độ cao thấp hơn so với vùng gò, bao gồm nhiều sông con, kênh rạch chi chít đổ nước về sông Sài Gòn. Khác với vùng gò vốn có nhiều đất sét pha cát hoặc đất đỏ; Vùng bưng chủ yếu là đất phù xa của các con sông, rất thích hợp trồng lúa nước và cây ăn quả. Bên cạnh đó, theo vị trí địa lý chợ Búng hiện nay nằm gần vùng Bình Nhâm. Như vậy, vùng đất Búng khi xưa có thể là một vùng đất bưng, có địa thế gần sông lại nhiều kênh, rạch chằng chịt thuận lợi cho việc di chuyển, giao lưu trao đổi hàng hóa góp phần hình thành nên một ngôi chợ.
Chợ Búng ngày nay
Ngày nay, trên con đường phát triển không ngừng của tỉnh nhà, cùng với chợ truyền thống của người Hoa như Chợ Thủ Dầu Một, chợ Lái Thiêu thì Chợ Búng – ngôi chợ truyền thống của người Việt vẫn là nơi chứa đựng những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
3. Chợ Búng (Thuận An) có gì?
Ngoài là địa danh ở địa phương, chợ Búng còn được mọi người biết đến nhiều do là nơi tập trung nhiều món ăn đặc sản, văn hóa phong tục đặc sản của tỉnh Bình Dương.
Bánh bèo bì Chợ Búng
Bánh bèo bì chợ Búng hay còn gọi là bánh bèo bì Mỹ Liên nổi tiếng ở Bình Dương. Bánh được làm từ gạo đỏ, vị thịt khìa trộn thính ăn cùng nước mắm ớt rất ngon. Đặc biệt ở chỗ, bánh bèo bì chợ Búng cũng khác hẳn so với hương vị truyền thống của bánh bèo truyền thống. Vật liệu chính là gạo nguyên được vo đãi thật kỹ. Sau đó quấy nhuyễn cho đến khi hạt gạo tan thành bột đặc quánh trong nồi. Rồi mới đem trộn chung với nước cốt dừa cho đặc và thơm dẻo lại. Tiếp theo đó là đậu xanh phải được đãi nhừ thật kỹ và được phết lên mặt bánh bèo. Còn thịt heo nạc khìa phải thái mỏng sợi như cọng bún rồi trộn cùng với thính cho thơm và thấm đều. Nếu bạn đến đây nhất định phải ghé món ăn đặc sản Bình Dương nổi tiếng này kế bên chợ Búng.
Bánh mì Tân Tiến
Ngoài món danh bất hư truyền “bánh bèo bì Mỹ Liên” thì khu vực chợ Búng còn nổi tiếng với sự góp mặt của món ăn truyền thống. Đó là bánh mì thịt, quán này đã có hơn 50 năm lịch sử, dân Bình Dương không ai là không biết đến bánh mì Tân Tiến.
Món bánh mì đặc sản chợ Búng này nổi bật ở cái công thực luộc thịt ba roi ngon mà ít nơi nào sánh bằng. Miếng thịt ba rọi rất thơm và dù có nhiều mỡ đi chăng nữa khi cắn vào, người ăn cũng không cảm giác ngấy. Vừa là món ăn đặc sản, vừa là món danh bất hư truyền, anh Tân – Chủ tiệm bánh mì Tân Tiến cho hay mỗi ngày bán hơn 500 ổ, thậm chí có khi hơn 1000 ổ. Người dân Bình Dương đi lại qua khu vực chợ Búng vào khoảng sáng sớm từ 5h và cử chiều từ 15h. Không ai là không ghé vào xếp hàng mua bánh mì siêu ngon này cả.
4. Làm sao để đến Chợ Búng bằng Xe buýt?
Các tuyến giao thông sau đây có tuyến đường đi qua gần Chợ Búng. Bắt chuyến xe buýt 141 và 58 để đến chợ Búng.
Để lại một bình luận