6075ce5d52a48
6075ce5d52a48
Hôm ghé qua thị xã Rạch Giá, sau bao nhiêu năm tôi lại cầm trái chuối nướng lên ăn. Đó là một trái chuối nhỏ bằng ngón chân cái, đã lột vỏ, màu trắng đục và bị cháy xém. Người bạn ăn cùng tôi nói: “Chuối lạt nhách, nuốt không vô, sao hồi nhỏ ăn cái gì cũng thấy ngon, giờ nghĩ lại thấy sợ.”.
Phải chăng cái khẩu vị ăn uống của một người, theo thời gian, cũng sanh tánh phụ rẫy trước món vặt kiểu nhà nghèo. Tôi cắn thêm một miếng chuối nướng, ngậm lại trong miệng và quả quyết rằng chuối nướng vẫn cứ ngọt như xưa. Thứ vị ngọt không phải của chuối đã chín mà là vị ngọt của chuối đang chín.
Cái khoảng cách từ đang chín tới đã chín của mọi loại trái cây vừa là một khoảng cách chỉ định bởi thời gian, vừa là một tiến trình khẳng định từ chua chát LG đến ngọt ngào. Người quê tôi gọi: Trái đó Thườm rồi. Một tiếng “hườm” đơn giản – nhưng chứa đựng biết bao cảm nhận tinh Tế về sự chuyển mình của mùi, vị, màu Khi từng trái chuối trong một nải REN huế hườm được hái xuống và đem nướng trên lửa than thì đó không chỉ là I một cách nướng ăn bình thường, đó T không phải là cách nhờ ngọn lửa thúc đẩy nhanh sự chín của trái chuối như mượn – Khi đá hay hơi nóng vú trái cây. Một trái chuối hườm nướng trên lửa, lửa và chỉ lửa mới có thể làm chuối “trưởng thành” mà vẫn giữ nguyên mùi vị của một trái chuối “tuổi thơ”
Ăn một trái chuối nướng là thưởng thức vị chát nguyên sơ, vị ngọt non trinh, mùi thơm mới chớm của mùa xuân cây ngon quả ngọt. Chúng tôi mua 4 trái chuối nướng với giá 2000 đồng. Chuối nướng ở Rạch Giá không ăn với nước dừa, không rắc đậu phộng, chỉ ăn khan và chép miệng để ngậm-nghe vị ngọt của lửa và của chuối vậy thôi.
Miền Nam, vào những tháng mưa dầm, đường đất nhão nhoẹt khó đi. Những ngày như vậy, không gì bằng ra sau hè, lựa một quầy chuối hườm, chặt một nải đem vào bếp, nhóm lửa than lên nướng mà ăn. Cầm một trái chuối vừa nướng cháy xém, xoa xoa trong lòng bàn tay chờ nguội bớt, chu miệng thổi phù phù cho bay bụi tro, rồi cắn một miếng. Lúc đó trong lòng bao nhiêu ẩm mốc vì mưa phùn gió bấc, bao nhiêu nỗi bực bội vì cuồng chân quẩn cẳng không được rong chơi sẽ tạm thời tan biến.
Ai đâu ngờ món chuối nướng đơn sơ như vậy mà giải quyết được ngần đó những bức xúc tâm lý của người nhà quê. Ấy là chưa kể những ngày giáp hạt thiếu gạo, thiếu muối, cơm chiều không no, chỉ nướng mấy nải chuối lên là có thể vượt qua những đêm mưa đói xót ruột.
Không biết từ bao giờ, người quê tôi đã biết bưng cái bếp lò ra ngõ, nướng chuối lên để bán kiếm vài đồng bạc lẻ. Vào những năm 60, chị ba, chị tư của tôi cũng học chuyên mua bán bằng việc nướng chuối bán ở đầu một con hẻm.
Lúc ấy, tôi phụ chị tôi thổi lò, quạt lửa rồi tán tỉnh mấy đứa con gái trong xóm. Mấy ngày đầu bán đắt, kiếm được vài đồng, hai chị tôi vui lắm, sau không còn mấy người mua. Ngày buồn, ra ngõ thấy có một chỗ bán quà vui vui, vậy là người ta mua ủng hộ chớ nhà nào cũng có chuối, cũng có bếp lò, người ta đâu có mua hoài làm gì.
Đã hơn 40 năm kể từ ngày quầy chuối nướng của hai chị sập tiệm. Tôi không thể tưởng tượng được là ngày nay vẫn còn đó những người chị, người mẹ, bày cái lò nướng chuối ra phố để bán kiếm sống. Chị bán chuối nướng mà tôi đối diện ở thị xã Rạch Giá, vẫn với cái áo lá lành lặn, vẫn với vẻ hồn hậu trong cách nói, cách cười, chỉ có bếp lò của chị sắp nguội lạnh, trên vỉ lò còn một mớ chuối nướng cho khách mua.
Bạn có muốn mua chuối nướng của chị ấy không? Mọi món ăn dân dã đều có một hoàn cảnh xuất thân. Nhưng không ai mua một món ăn ngon vì hoàn cảnh. Hắn nhiên chuối nướng là một món ngon nên hiện hữu lâu bền trong khẩu vị người bình dân miền Nam. Với tôi, hơn mọi cách ngon thông thường, chuối nướng là thứ quà tặng của đất và lửa.
6075ce5d5375b
6075ce5d5375b
Để lại một bình luận