Đến với Bình Dương vào dịp Tết Nguyên Tiêu chắc chắn bạn sẽ bất ngờ khi nơi đây có điệu múa hẩu rất kì lạ. Độc đáo ở chỗ chỉ duy nhất tỉnh Bình Dương có mới lạ ấy chứ. Hỏi ra con hẩu là gì? Múa hấu ra sao thì chắc chắn chỉ có người dân bản địa sống lâu năm hay người Hoa tại Bình Dương mới có thể lí giải rõ ràng được.
Múa hẩu – Nét đặc trưng chỉ có tại các lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
Theo tín ngưỡng người ở Bình Dương thì mỗi bang sẽ cốt tinh một con vật. Ví như người Phước Kiến có cố tinh con Hổ, người Sùng CHính cốt tinh con Chó, người Triều Châu cốt tinh con Ngựa thì người Quảng Đông cốt tinh con Dê. Và dần dần theo đó mỗi người sẽ mang cho mình những điệu múa lốt mang đặc thù riêng của mình. Nếu như người Quảng Đông rộng ràng với tiếng trống Múa Lân, người Sùng Chính nhộn nhịp với điệu múa Sư Tử thì người Phước Kiến tự hào với điệu múa Hẩu.
Hẩu được xem là linh vật của người Phước Kiến. Theo tiếng Trung thì từ Hẩu đọc từ tiếng Hảo” (好 – Hảo có nghĩa là tốt đẹp,may mắn), họ Vương Bà Lụa (thị xã Thủ Dầu Một), Búng, Lái Thiêu (Thuận An) thì giải thích về tên gọi “Hẩu” là cách đọc trại âm “Hổ” mà thành. Và cũng vì Hẩu mang cốt tinh của con Hổ, mang đặc tính dữ dằn. Nên trong dịp Lễ hội múa lân (người Bình Dương còn gọi là múa Cù) thường sẽ cho con hẩu đi đầu mở đường. Nguyên do không có con vật nào dám đi trước vì sợ nó bị ăn thịt…
Lốt hẩu có mấy phần?
Dễ dàng quan sát lốt hẩu được chia làm 3 phần: Trong đó có đầu hẩu, mình hẩu và đuôi hẩu. Với chiếc đầu được tạo hình tượng khá dữ dằn đắp nổi bằng giấy với đường kính khoảng 0.6m. Mình Hẩu được làm từ khúc vải màu vàng nối phần đầu Hẩu và khúc kia do 1 vũ công kéo dài khoảng 4m, rộng 2,4m nối vào đuôi Hẩu.
Ý nghĩa của điệu múa Hẩu?
Múa Hẩu được xem là một tiết mục đặc biệt trong lễ cúng các vị thần bảo hộ của người Phước Kiến. Trong 1 đoàn biểu diễn thì Hẩu, Lân, Sư Rồng thì Hẩu sẽ được đi mở đường đầu tiên. Có ý nghĩa mở đường trừ gian diệt ác và người Hoa cũng quan niệm rằng: Nếu năm nào con Hẩu đi sau thì năm đó sẽ bị mất mùa, công việc sẽ phần khó khăn. Và người Phước Kiến cũng cho rằng: Đầu năm múa Hẩu sẽ đem lại sự may mắn, yên ổn và sung túc. Chính vì vậy, mỗi năm vào dịp Rằm Tháng Giêng và tháng 2 âm lịch các lễ hội chùa của người Hoa đều rộn ràng tiếng chiêng trống múa Hẩu và múa Cù.
Rộn ràng, đông vui, náo nhiệt là những không khí mà du khách thập phương lẫn người người bản địa đều yêu thích. Bởi chỉ có những điệu múa đặc sắc chỉ xuất hiện trong các dịp lễ cúng thiêng liêng không phải lúc nào cũng có và nơi nào cũng có như múa Hầu Bình Dương.
Nguồn: Tổng hợp
Để lại một bình luận