614bf495c8170
614bf495c8170
Polkadot tất nhiên là cái tên không còn xa lạ với nhiều nhà đầu tư tiền mã hoá. Tuy nhiên, cũng vì cấu trúc sản phẩm phức tạp của mình mà đôi khi chúng ta vẫn chưa hiểu hết về những chi tiết của hệ thống này. Vậy hôm nay, hãy cùng Coin68 tìm hiểu một vài sự thật về Polkadot, nhằm đảm bảo chúng ta có hiểu biết chính xác để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý nhé.
Hễ có Substrate là của Polkadot?
Nếu là người theo dõi các dự án trên Polkadot, chắc hẳn bạn cũng sẽ khá quen với thuật ngữ “Substrate”. Tần suất xuất hiện của từ khoá này khiến nhiều người hiểu nhầm rằng hễ cứ có Substrate là của Polkadot và là dự án Polkadot thì phải có Substrate. Ô thế Substrate là gì?
Hiểu đơn giản, Substrate giống một bộ công cụ (dân công nghệ thì họ dùng từ framework) để xây dựng các mạng lưới phi tập trung, các đồng tiền mã hóa hay hệ thống truyền tải dữ liệu. Nó giống việc bạn xây dựng website thì phải có công cụ là wordpress vậy. Bộ công cụ Substrate này tương thích với Polkadot. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bắt buộc Polkadot phải đi vào vận hành chính thức thì các sản phẩm sử dụng Substrate mới được sử dụng.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Substrate để xây dựng một hệ thống blockchain riêng và vận hành tách biệt khỏi Polkadot.
Và đây chính là điểm yếu chết người của các nhà đầu tư. Một vài dự án kém chất lượng sẽ tự gắn mác Substrate, gắn thêm tiền tố “polka” vào tên, gắn thêm một chút tầm nhìn vĩ mô, nhưng về bản chất là không dính líu đến Polkadot.
Nếu tách biệt như một chain riêng, thay vì kết nối với cấu trúc chung của Polkadot (cấu trúc có tên gọi relay chain), các dự án chuỗi độc lập này sẽ không được thừa hưởng độ bảo mật an ninh mà Polkadot mang lại. Từ đó có thể kết luận, mức độ rủi ro cho các dự án dạng này là rất cao.
Để tìm hiểu về các dự án có Substrate trên nền tảng Polkadot, bạn đọc có thể truy cập trang PolkaProject, bấm vào mục “Substrate-based”.
Hãy cùng xem thêm một con số thống kê khác để chúng ta dễ mường tượng được sự khác nhau. Dữ liệu từ tháng 02/2018 cho thấy, trong tổng số dòng code để xây dựng lên Polkadot, bộ công cụ Substrate chiếm 85%, trong khi đó lượng code đặc trưng cho riêng Polkadot (ví dụ như parachain hay các liên kết XCMP) chỉ chiếm 14%.
Tóm lại, khi nghiên cứu một dự án gắn mác “Substrate-based” (được xây dựng trên nền tảng Substrate), hãy chú ý kỹ rằng liệu dự án đó có kết nối với mạng lưới tổng của Polkadot hay không, để tránh phải những dự án kém chất lượng.
Đã là Polkadot thì phải có Substrate?
Cũng là Polkadot và Substrate, nhưng nếu suy luận theo chiều hướng ngược lại thì sao? Liệu các dự án buộc phải có Substrate thì mới tương thích được với Polkadot?
Điều này là không chính xác. Theo biểu đồ venn ở trên, chúng ta thấy có 3 phần chính (a) parachain không được xây dựng trên nền Substrate, (b) parachain được xây dựng bằng Substrate – phần giao của 2 hình tròn và (c) các chuỗi độc lập xây dựng bằng Substrate nhưng không thuộc Polkadot – đã được đề cập trong phần trước.
Ngoài ra, với sự ra đời của các dự án như Plasm Network, các Dapp thuộc các chain khác nhau hoàn toàn có thể dễ dàng tương thích với Polkadot dù không hề sử dụng Substrate. Điển hình cho dạng này có thể kể đến Chainlink.
Tuy nhiên, độ hiệu quả của hình thức cầu nối dạng như Plasm Network sẽ cần phải được kiểm nghiệm khi mạng lưới đi vào hoạt động chính thức.
#Chainlink Price Feeds are now available as an oracle pallet to all #Substrate, #Polkadot, & #Kusama chains. This gives teams building across the Polkadot ecosystem a standardized, easy-to-integrate, & time-tested oracle solution to support their DeFi appshttps://t.co/Ak1vqQxlYk
— Chainlink – Official Channel (@chainlink) April 2, 2021
Sẵn tiện nói về Chainlink, dự án này đã tích hợp thành công “oracle pallet” – (bạn có thể hình dung pallet như một mảnh ghép trong bộ công cụ) để giúp các dự án sử dụng Substrate hay kết nối với Polkadot có thể sử dụng chỉ số giá của oracle này một cách dễ dàng hơn.
Mainnet Polkadot đã triển khai hay vẫn còn thử nghiệm?
Mạng lưới mainnet của Polkadot đã chính thức lên sóng vào giữa năm 2020. Mạng lưới ban đầu sẽ thuộc quyền quản lý của Web3 Foundation – đối tác hỗ trợ phát triển của Polkadot. Tuy nhiên, khi các quy trình vận hành trơn chu, quyền quản lý sẽ được trao lại cho các người nắm giữ DOT.
Dù đã triển khai mainnet, nhưng về cơ bản, Polkadot vẫn chưa 100% hoàn thiện để đi vào sử dụng. Trái tim của hệ thống là mạng lưới kết hợp relay chain – parachain vẫn chưa được triển khai, dẫn đến việc các Dapp chưa thể vận hành trên mạng lưới.
Hiện tại, testnet Rococo cho hệ thống parachain đang trong giai đoạn thử nghiệm và tiến hành đấu giá. Các dự án tiến hành đấu giá thành công hiện tại bao gồm:
Ngoại trừ Tick, Trick và Track (3 parachain mặc định, hỗ trợ quản lý và không cần tham gia đấu giá), Acala Network là parachain đầu tiên đấu giá thành công trên testnet Rococo, tiếp sau đó là Plasm. Lưu ý rằng đây mới chỉ là testnet – một mạng thử nghiệm, do đó danh sách parachain trên trang chủ sẽ thay đổi liên tục.
Cũng vì lí do này, nếu nói mainnet Polkadot chưa lên sóng là chưa chính xác, nhưng bảo rằng Polkadot đã đi vào hoạt động thì cũng chưa chuẩn chỉnh.
Polkadot là Ethereum killer?
Về mặt cấu trúc, các parachain trên Polkadot được so sánh giống với cấu trúc sharding trên Ethereum 2.0 – hiểu nôm na là chia nhỏ hệ thống thành từng phần cho dễ quản lý và triển khai giao dịch.
Tuy nhiên, chính phía Polkadot cũng tuyên bố rằng, họ không tự định vị mình là “Ethereum killer” – ké phế truất Ethereum. Thay vào đó, họ coi mình như một mạng lưới để kết nối các mạng lưới.
Để hiểu rõ hơn về Polkadot, đội ngũ cũng như định vị về sản phẩm, bạn đọc có thể theo dõi ở bài viết này.
Dự án sẽ phải bỏ DOT ra để mua vị trí trên parachain?
Điều này về cơ bản là chưa chính xác. Các dự án sẽ “Stake” tức khoá lượng DOT của mình vào hệ thống trong thời gian “thuê” parachain. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguồn cung trong giai đoạn trên nhằm hạn chế áp lực bán ra.
Sau thời hạn thuê, DOT sẽ được trả lại cho dự án và vì phần lớn các dự án triển khai crowdloan để huy động đủ DOT từ người dùng nhằm đấu giá thành công, lượng DOT trên sau đó cũng sẽ được mở khoá và trả về cho những người stake ban đầu. Để tìm hiểu về tác động của crowdloan (huy động vốn) lên giá của KSM hay DOT, bạn đọc có thể theo ở bài phân tích dưới đây nhé:
>> Xem thêm: Vì sao Kusama bứt phá, trong khi Polkadot lại ỳ ạch?
Mới đây, PolkaProject cũng đã công bố nền tảng để giúp các dự án cũng như người dùng theo dõi hoạt động huy động crowdloan dễ dàng hơn.
PolkaProject launched a new @Polkadot Parachain Auction Tool which will provide more project and reward detail information about parachain auction & crowdloan as a supplementary to polkadotJS. Rococo test version https://t.co/LFXF3tYRqW pic.twitter.com/25ExMzqbqL
— PolkaProject (@polkaprojectcom) April 7, 2021
Thiết kế luật chơi theo hướng này đảm bảo lượng DOT sẽ không tập trung lại vào tay của Foundation – tổ chức phát triển Polkadot, giúp tạo ra một game công bằng hơn và giảm thiểu rủi ro bị Foundation thao túng giá DOT.
Về phía dự án, họ cũng sẽ không tốn chi phí quá lớn cho việc vận hành parachain. Chi phí họ gánh chịu chỉ là việc DOT sẽ giảm giá sâu sau giai đoạn thuê xong parachain, tuy nhiên, theo đánh giá thì chi phí này quá thấp so với những gì họ hưởng lợi từ việc là một parachain trong mạng lưới.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Binance Smart Chain – Từ 0 đến 1 đã xong, từ 1 đến n còn xa?
- Những thay đổi về luật chơi IEO của Binance có tác động như thế nào?
614bf495c8759
614bf495c8759
Để lại một bình luận