Đối với nhiều người dùng, Curve Finance là nền tảng khá phức tạp với nhiều cấu trúc pool thậm chí nhìn vào thì rất ngán ngẩm. Tuy nhiên, trước khi cân nhắc đầu tư vào nền tảng này, điều tiên quyết đầu tiên là phải hiểu về sản phẩm họ đang cung cấp, nhằm có những đánh giá sát với giá trị nhất. Với những ai quan tâm đến token này, hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về Curve Finance nhé.
Mô tả chung về sản phẩm của Curve
Curve Finance là một sàn giao dịch theo cơ chế AMM – mô hình chắc nhiều người đã quen thuộc với những cái tên như Uniswap, SushiSwap. Tuy nhiên, Curve Finance khác biệt ở điểm các pool Curve sẽ tập trung vào token ít biến động, nhằm mang lại trải nghiệm ít price slippage (trượt giá) nhất cho người dùng.
Chú thích: Price slippage là mức biến động giá giữa kỳ vọng của trader với mức giá thực sự họ phải trả, thường được tính bằng %.
Lợi ích của hướng đi này
Lựa chọn này có thể giúp user giao dịch stablecoin cùng chi phí thấp, không phải qua nhiều cặp giao dịch mà có thể trực tiếp chuyển đổi giữa stablecoin – stablecoin.
Ngoài ra, các phân tích đa chiều liên quan đến sản phẩm, đội ngũ lẫn lợi thế cạnh tranh đã được Coin68 đề cập ở bài viết dưới đây, quý bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm nhé:
Curve Finance – Gã khổng lồ chưa thức giấc của DeFi?
Trong phạm vi của bài viết hôm nay, xin phép chỉ đi sâu vào các pool trên Curve Finance, nhằm giúp bạn đọc quan tâm các khía cạnh kỹ thuật có thể phân tích nhằm đưa ra đánh giá thêm về tiềm năng của Curve.
Cách các pool vận hành
Lưu ý, phần nội dung dưới đây rất nhiều số, không nên đọc khi tâm trạng đang bực dọc!!!
Gần như tất cả các nền tảng AMM sẽ được vận hành theo công thức:
Số lượng token A * Số lượng token B = hằng số k trong pool
Ví dụ: Trong pool đang có 10 ETH x 10000 USDT = 100k. Mình muốn bỏ 1k USDT vào pool mua ETH -> qUSDT = 11000 -> qETH = 100k/11000 = 9,09 và mình đã lấy 0,91 ETH khỏi pool -> 1 ETH được đổi với giá 1098 USDT. Trước đó 10ETH = 10000 USDT -> 1 ETH = 1k USDT.
Từ công thức và ví dụ trên ta rút ra được 2 điều:
- Nếu lượng token A và B trong pool càng lớn, tức nhiều Liquidity Provider cung cấp thanh khoản -> hằng số k càng lớn -> biến động giá vì một lệnh trade sẽ nhỏ lại.
- Nhìn vào đường cong mô phỏng pool của Uniswap và Curve, chúng ta dễ dàng thấy được cặp giao dịch stablecoin – stablecoin sẽ tiếp xúc với đường thằng tỷ lệ 1:1. Trong khi đó, đường cong của Uniswap lại ở rất xa đường thẳng tỷ lệ 1:1 này. Với Curve, khi lượng USDT nhiều hơn, người dùng sẽ có nhu cầu mua vào USDT, nạp USDC vào pool để đưa tỷ lệ trên về lại 1:1.
Curve Finance có những dạng pool nào?
Nếu chia theo tính năng, chúng ta có các dạng pool sau:
- Pool hợp tác với Compound (các cPool): Khi dep tiền vào Compound, người dùng sẽ tạo ra được các wrapped token (có thể hình dung đây giống như một chứng nhận có gửi tài sản ở Compound). Với các cToken này, user có thể deposit vào pool thanh khoản của Curve. Như vậy họ sẽ có 2 dòng doanh thu (1) lãi suất từ việc lending trên Compound (2) Phí giao dịch vì cung cấp thanh khoản cho pool trên Curve.
- Pool hợp tác với Aave: tương tự Compound, nhưng các token trong pool sẽ có tên gọi là aToken.
-> Lãi suất của các pool dạng này sẽ được tái đầu tư (compound) sau mỗi block, hoặc khoảng 15 giây, hoặc sau khi phí giao dịch được thu.
- Pool hợp tác với yearn: Giống pool Compound, nhưng lần này user sử dụng giao thức tổng hợp của Yearn để tối ưu hoá lãi suất. Thay vì tiếp tục compound để hưởng lãi kép như Compound và Aave, Yearn về bản chất đã hỗ trợ tìm nền tảng cho vay tối ưu lãi suất, do đó đây cũng là một lựa chọn giúp user có thể tăng thêm thu nhập thụ động.
- Pool không có lending: bao gồm các token như (renBTC: dạng tài sản cross-chain từ Ren, sUSD và sBTC: tài sản được phát hành từ việc thế chấp trên nền tảng Synthetix). Thay vì có lãi suất để thu hút thành khoản, pool dạng này sẽ có động lực khác là trả thưởng bằng token của dự án, cụ thể là SNX hay REN.
Nếu chia theo số lượng token, chúng ta có những dạng sau:
- 2 token (đối xứng): này là dạng pool như truyền thống và chắc nhiều bạn đọc đã quen với dạng pool này trên các AMM phổ biến hiện nay.
- 3 token (không đối xứng): Ví dụ như 3pool (với 3 tài sản là USDT + USDC + DAI). Có một điều rất đặc biệt là khi user gửi tiền vào pool, nền tảng sẽ tự chia tách các token này theo tỷ lệ. Cụ thể, tỷ lệ hiện tại là 20-50-30 (tỷ lệ giả định), thì khi dep 1000 USDT (hoặc USDC, DAI), pool sẽ tự chia 1000 USDT này thành 200 USDT – 500 USDC – 300 DAI. Vậy, pool này sinh ra để làm gì? Đó là để phòng ngừa vấn đề lệch tỷ lệ 1:1 với các pool 2 token. Dễ hình dung, chỉ cần với một số tiền đủ lớn, người ta có thể bơm thật nhiều token USDT vào pool, để khiến tỷ lệ này không còn ở mức 1:1, sau đó hưởng lợi từ việc chênh lệch tỷ giá. Ngoài ra, khi tham gia các pool 3 token, người dùng có thể nhận về token 3pool, từ đó tiếp tục deposit vào các pool hỗ trợ token 3pool này.
- 4 token: Hiện thì chưa rõ định hướng cho pool dạng này. Song theo dự đoán ban đầu, mục đích vẫn sẽ là cố cân bằng pool, hoàn hảo nhất là đưa tỷ lệ mỗi token về mức 25%.
Nhìn mặt đoán pool
Như vậy là chúng ta đi qua các bước nhận diện cơ bản, dưới đây sẽ là một vài ví dụ để chúng ta có thể dễ hiểu hơn nhé.
Đây là dạng pool 4 token, không lending mà dùng SNX bên cạnh CRV để trả reward nhằm tạo thêm động lực cho user cung cấp thanh khoản.
Đây là dạng pool đặc biệt phục vụ cho hệ sinh thái Iron Bank của Andre Cronje. Các cyToken sẽ phải được khoá trong nền tảng kết hợp giữa Curve-Yearn.
Khi đã khoá vốn vào 3pool, user sẽ nhận về token 3pool như một giấy chứng nhận để tiếp tục nạp thanh khoản vào pool trên đây cùng với GUSD.
Tổng kết
Nhìn nhận một cách tổng quan, cơ chế tạo incentive trên Curve là hết sức phức tạp. Tuy nhiên, nền tảng vẫn thu hút được rất lớn lượng người quan tâm và bằng chứng là lượng TVL tăng ấn tượng. Song để đưa sản phẩm đến gần hơn với đại chúng, quan điểm cá nhân của mình thì Curve cần tối giản hoá các pool, làm sao vẫn mang lại incentive cao nhất, thu hút được nhiều thanh khoản nhất, nhưng vẫn dễ dàng và thuận tiện hơn cho người dùng.
Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua các pool trên Curve Finance, hi vọng là bài viết trên đây sẽ hữu ích và giúp bạn đọc hiểu hơn về Curve cũng như tự đưa ra được đánh giá khách quan của mình về giá trị thực của sản phẩm.
Lưu ý, bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Vì sao Kusama bứt phá, trong khi Polkadot lại ỳ ạch?
- IEO trên Binance – Người chơi hệ nào được lợi nhiều nhất?
Để lại một bình luận