Đều là mía, đều có vị ngọt khi thưởng thức. Thế nhưng chúng có sự khác biệt gì khiến người mua lại rạch ròi mía xanh và mía tím khi mua và lựa chọn chế biến, sử dụng đến như vậy? Hãy cùng Ăn sập Bình Dương tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mía xanh và mía tím giống & khác nhau như thế nào?
Mía là 1 trong những loại cây, thức uống được lòng bởi người dân Việt Nam và các khu vực Đông Nam Á khác. Bởi chúng sở hữu vị ngọt tự nhiên và có vị thanh mát. Ngày nay chúng ta dễ dàng bắt gặp hàng quán nước mía, với 5.000 đồng bạn đã có ngay 1 ly nước mía ép ngon ngọt.
Mía tím là mía gì? Hình ảnh mía tím
Mía tím hay còn gọi là mía màu tím đen, là loại mía có lớp vỏ màu tím và vỏ rất dày và cứng. Sở hữu hàm lượng sucrose (đường) và chất xơ trong mía tím thấp hơn so với mía xanh. Và những người bị bệnh liên quan đến dạ dày, lá lách đều có thể ăn được mía tím.
Mía xanh là mía gì? Hình ảnh mía xanh
Mía xanh là 1 loại mía có vỏ ngoài màu xanh và vỏ mỏng hơn so với mía tím. Sở hữu lượng đường sucrose cũng cao hơn so với mía tìm nhiều lần. Do mía xanh có tính hàn nên những người có liên quan đến các bệnh về dạ dày, lá lách cũng nên hạn chế ăn mía màu xanh.
So sánh độ ngọt của mía xanh và mía tím
Chắc chắn độ ngọt của mía tím ngon và ngọt thanh hơn mía xanh. Bởi mía tím có vị ngọt, ăn giòn và ngon trong khi mía xanh có vị nhạt hơn. Cũng chính vì lẽ đó mà khi ăn người ta thường chọn mía tím để ăn và cảm nhận độ ngọt khi nhai hơn là ăn mía xanh. Mía xanh sẽ là loại mía ngọt người ta thường dùng để làm nguyên liệu chế biến đường hơn.
Có mấy cách sử dụng mía? Những ai không nên ăn mía?
Nhắc đến mía thường chúng ta chỉ nghĩ đến ép làm nước mía để uống. Nhưng hãy thử 1 lần mua cây mía ăn về, róc bằng miệng cũng như ăn mía theo cách dân gian xem nào. Chắc chắn sẽ khiến bạn lâng lâng bởi cách ăn này rất thú vị và được trở về tuổi thơ đó nha.
Những ai không nên ăn mía?
Tuy từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến đàn ông đều có thể ăn mía. Thế nhưng mía không phải là loại nước, loại thực phẩm nên có đối với những người có tiền sử bệnh tình như sau:
- Những người đau bụng hay tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều mía.
- Không ăn mía khi còn nguyên vỏ, phải rửa sạch và dóc vỏ bên ngoài vì mía là nơi chưa nhiều trứng giun và các loại vi khuẩn.
- Mía là loại cây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó chứa hàm lượng đường rất cao, vì vậy những người muốn giảm cân hay béo phì cũng cần hạn chế khi ăn mía.
Cách chọn cây mía ngon để ép lấy nước mía ngọt
Khi chọn những cây mía để ép lấy nước, bạn nên chọn theo những tiêu chuẩn sau đây. Để có được ly nước mía ngọt tự nhiên mà không bị sâu, chua và sượn nhé!
- Cây mía được chọn phải dẻo => Chứng tỏ cây mía này mề và dễ ép ra nhiều nước.
- Màu cây mía phải đều màu => Mía đảm bảo chất lượng sẽ có 1 màu duy nhất.
- Thân mía phải chuẩn => Không có vết nứt, không bị sâu đục thì cây mía đó mới đảm bảo.
- Đốt mía phải đều nhau và dài => Cây mía như này sẽ ép ra được nhiều nước hơn cây đốt ngắn.
- Thân mía phải thẳng => Khi ép mía thẳng sẽ cho ra chất lượng cao, dễ ép hơn cây mía cong.
Đặc biệt, không nên chọn những cây mía róc vỏ xong nhưng có màu xanh quá. Cũng như không nên chọn cây mía già quá, loại này có vị ngọt gắt họng, rất cứng và khó ép. Trên đây là những thông tin cơ bản về mía, phân biệt mía xanh và mía tím và những điều mà bạn nên biết về cây mía. Nếu có bất kì thắc mắc nào về cây mía, bạn cũng có thể để lại comment để mọi người được trao đổi với nhau 1 cách dễ dàng hơn. Cám ơn mọi người đã đón xem bài viết.
Xem thêm: Mía lau là gì? Công dụng như thế nào và có gì khác với mía thường?
Xem thêm: Cách nấu nước mát rễ tranh mía lau giải nhiệt, thanh mát
Để lại một bình luận